7 Ngày Khám Phá Bhutan
7 Ngày Khám Phá Bhutan
7 Ngày Khám Phá Bhutan
7 Ngày Khám Phá Bhutan
7 Ngày Khám Phá Bhutan
7 Ngày Khám Phá Bhutan
7 Ngày Khám Phá Bhutan
7 Ngày Khám Phá Bhutan
7 Ngày Khám Phá Bhutan
7 Ngày Khám Phá Bhutan
7 Ngày Khám Phá Bhutan
7 Ngày Khám Phá Bhutan
7 Ngày Khám Phá Bhutan
  • Load image into Gallery viewer, 7 Ngày Khám Phá Bhutan
  • Load image into Gallery viewer, 7 Ngày Khám Phá Bhutan
  • Load image into Gallery viewer, 7 Ngày Khám Phá Bhutan
  • Load image into Gallery viewer, 7 Ngày Khám Phá Bhutan
  • Load image into Gallery viewer, 7 Ngày Khám Phá Bhutan
  • Load image into Gallery viewer, 7 Ngày Khám Phá Bhutan
  • Load image into Gallery viewer, 7 Ngày Khám Phá Bhutan
  • Load image into Gallery viewer, 7 Ngày Khám Phá Bhutan
  • Load image into Gallery viewer, 7 Ngày Khám Phá Bhutan
  • Load image into Gallery viewer, 7 Ngày Khám Phá Bhutan
  • Load image into Gallery viewer, 7 Ngày Khám Phá Bhutan
  • Load image into Gallery viewer, 7 Ngày Khám Phá Bhutan
  • Load image into Gallery viewer, 7 Ngày Khám Phá Bhutan

7 Ngày Khám Phá Bhutan

Regular price
0₫
Sale price
0₫
Regular price
Sold out
Unit price
per 

Những điểm tham quan nổi bật nhất của "Vương quốc Sấm Rồng" sẽ được thể hiện trong chương trình 7 ngày khám phá Bhutan. 

Ngày 1: Chào mừng đến Paro - Khởi hành đi Thimphu

HDV đón đoàn tại sân bay quốc tế Paro. Đoàn ăn nhẹ và họp đoàn.

Sân bay Paro nằm ở độ cao hơn 2000m, là nơi lý tưởng để trồng lúa gạo. Nổi tiếng gạo đỏ, táo, lê, mận và đào. Trung tâm thị trấn được xây dựng từ năm 1985, với con đường chính nằm song song với sông Paro Chhu.

Đoàn tham quan Bảo tàng Paro: nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật và cổ vật của người Bhutan, vũ khí, tiền xu, tem và một bộ sưu tập lịch sử tự nhiên.  Đoàn ăn trưa tại nhà hàng. Sau đó, đoàn lái xe dọc theo đường Paro-Thimphu đến Thimphu. Đoàn tham quan:

- Tượng Phật Dordenma: nằm trên đỉnh ngọn đồi ở Thimphu- Tượng Phật Dordenma khổng lồ an tọa trên một thiền viện mạ vàng. Bức tượng cao 51,5 mét, là một trong những bức tượng Phật lớn nhất trên thế giới. Từ đỉnh đồi, đoàn có thể nhìn thấy toàn cảnh thung lũng Thimphu bên dưới.

Ngày 2: Khám phá Thimphu

Thimphu có lẽ là thành phố khác biệt với hầu hết các thành phố mà du khách đã từng tới, nơi không có đèn giao thông và không có xe hơi cho đến  tận năm 1962. Người dân sống và làm ruộng trong thung lũng và các ngọn đồi giáp với sông Thimphu Chhu trong nhiều năm. Thị trấn đã không thực sự phát triển cho đến khi nó trở thành thủ đô vào năm 1961. Đoàn tham quan:

- Bảo tháp: cũng giống như người Bhutan, đoàn có thể đi vòng quanh Chorten và cầu nguyện cho các vị thần phù hộ cho chuyến đi tốt đẹp.

- Bảo tàng Dệt may và Nhà máy giấy truyền thống.

Buổi chiều, đoàn tham ngôi trường làng dạy nghệ thuật và thủ công. Đoàn dành thời gian xem các em học cách làm tranh Thangka- là loại tranh vẽ treo ở các tự viện hay nơi thờ Phật tại gia đình. Tranh Thangka được dùng như một công cụ thuyết pháp, thể hiện cuộc đời của Đức Phật, các vị Lạt ma danh tiếng cùng chư Bồ tát, thánh thần. Một đề tài đặc biệt phổ biến là Pháp luân.

- Ni viện Zilukha: ni viện duy nhất ở Thimphu, được xây dựng vào năm 1976 bởi Đức Thangtong Gyalpo thứ 16- Ngài Drubthob Rikey Jadrel. Ngài được coi là người thành công nhất trong giới Phật giáo Tây Tạng, là cha đẻ của nhạc kịch Tây Tạng và là người xây dựng nhiều cây cầu dây sắt xuyên qua dãy Himalaya. Ni viện được thành lập với mục đích truyền bá đạo Phật nói chung và những giáo lí của Thangtong Gyalpo nói riêng.

- Pháo đài Thimphu. nơi đặt phòng ngai vàng của Nhà vua và các văn phòng chính phủ. Được xây dựng vào năm 1641 bởi Shabdrung Ngawang Namgyal. Nếu đoàn đến vào một ngày trong tuần, có thể chứng kiến Nghi lễ treo cờ Quốc gia.

Ngày 3: Thimphu - Punakha

Sau bữa sáng, đoàn khởi hành đi Punakha. Đoàn dừng tham quan đền Hongsho Gompa: được xây dựng vào thế kỷ 15 bởi Ngawang Choegyal, một người anh em họ của Lama Drukpa Kinley- “Người điên thần thánh” (Divine Madman), người đã truyền bá một thứ đạo Phật không chấp nệ và một cách nhìn nhận phi chính thống về cuộc đời tại Bhutan.

Sau khi qua trạm kiểm tra Hongshu, đoàn chinh phục đèo Dochu. Đoàn có thể chụp hình khung cảnh tuyệt đẹp của dãy Himalaya. Theo người Bhutan, khu vực xung quanh đèo rất linh thiêng.

Đoàn trên đường xuống đèo, hãy lưu ý sự thay đổi của thảm thực vật. Cây phong và cây thông đã nhường chỗ cho đỗ quyên, mộc lan, cây bách, cây bìm bịp. Nổi bật nhất là cây hoa Daphne- một loại cây họ trầm, được coi là nguyên liệu để làm giấy ở Bhutan

Lái xe thêm 30 phút, đoàn đến Punakha. Khi bạn đến nơi, đoàn tham quan tu viện Chime Lhakhang: được xây dựng vào năm 1499 để tưởng niệm Lạt ma Drukpa Kuenley- được rất nhiều người dân ở Bhutan kính nể. Truyền thuyết kể rằng ở thế kỷ thứ XV, ông là người đã đi khắp đất nước Bhutan và dùng kiến thức của mình để phơi bày với người dân những lý lẽ thật sự của Phật giáo mà ông cho rằng giới tăng lữ thời bấy giờ đang cố che giấu.

Ngày 4: Punakha

Sau bữa sáng tại khách sạn, đoàn bắt đầu ngày mới bằng cách lái xe tham quan Talo: đi bộ tham quan một cộng đồng nhỏ ở Punakha, tận hưởng không khí trong lành của lũng Talo thanh bình.

Vào buổi chiều, hãy ghé thăm Punakha Dzong. được xây dựng vào năm 1637 bởi Shabdrung Ngawang Namgyal được coi là trung tâm tôn giáo và hành chính của khu vực. Mặc bi hư hại bởi hỏa hoạn và động đất, Punakha Dzong đã được trùng tu hoàn toàn trong những năm gần đây.

Ngày 5: Punakha - Paro

Sau bữa sáng, đoàn chinh phục đèo Dochu lần thứ 2 để hướng đến Paro. Khi đến Paro, đoàn tham quan Kyichu Lhakhang ngôi chùa phật giáo, được xây dựng vào thế kỷ thứ 7, là một trong hai ngôi đền cổ nhất và linh thiêng nhất ở Bhutan(cái còn lại là Jambey Lhakhang ở Bumthang). Kyichu Lhakhang bao gồm hai ngôi đền đôi. Ngôi đền đầu tiên được xây dựng bởi nhà vua Tây Tạng, Songtsen Gampo vào thế kỷ thứ 7. Năm 1968, H.M. Ashi Kesang- Hoàng Thái Hậu của Bhutan, đã cho xây dựng ngôi đền thứ hai theo cùng một phong cách. Sau đó tham quanmột trang trại địa phương của người Bhutan.

Ngày 6: Paro - Taktsang Hike

Hôm nay, ngày cuối cùng của đoàn ở Bhutan. Buổi sáng, đoàn đi bộ tham quan Tu viện Taktsang: Ngôi đền đầu tiên được xây dựng vào năm 1692, xung quanh hang động Taktsang Senge Samdup- nơi Guru Padmasambhava được cho là đã ngồi thiền trong ba năm, ba tháng, ba tuần, ba ngày và ba giờ vào thế kỷ thứ 8. Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) được ghi công với việc đưa Phật giáo vào Bhutan và là vị thánh bảo hộ của đất nước. Ngày nay, Paro Taktsang là địa điểm tổ chức lễ hội Phật giáo Tsechu, còn được gọi là "ngày mười" tổ chức vào ngày mồng mười âm lịch của tháng (tháng được chọn tùy thuộc vào địa điểm tổ chức).  Buổi chiều: đoàn tự do nghỉ ngơi  hoặc đi dạo quanh Paro.

Ngày 7: Tiễn sân bay

Đoàn ăn sáng tại khách sạn. Tùy thuộc vào giờ bay của đoàn, xe sẽ tiễn đoàn tại sân bay. Kết thúc chương trình.